Cẩm Vịnh là một xã thuộc huyệnCẩm Xuyên, tỉnhHà Tĩnh, Việt Nam. *Xã Cẩm Vịnh có diện tích 746,32 ha, dân số năm 2018 là 5540 người, mật độ dân số đạt 638 người/km². Xã nằm phía Bắc huyện Cẩm Xuyên, Cách thị trấn Cẩm Xuyên khoảng 9km. Trong hai cuộc kháng chiến Cẩm Vịnh là nơi cất giữ vũ khí đạn dược lương thực, là nơi đón và tiễn đưa bộ đội lên đường vào mặt trận phía Nam và tiếp đón Thương binh, bệnh binh về an dưỡng điều trị. Xã Cẩm Vịnh được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang năm 2005. Xã Cẩm Vịnh được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cấp bằng công nhận xã Văn hóa vào năm 2000. Nơi đây có di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh Đền thờ và mộ Nguyễn Đăng Minh (Đức Đại Vương).
Xã Cẩm Vịnh có 7 đơn vị Thôn xóm gồm:
Thôn Ngụ Phúc
Thôn Tam Trung
Thôn Yên Khánh
Thôn Đông Hạ
Thôn Tam Đồng
Thôn Ngụ Quế
Thôn Đông Vịnh
Di tích, Danh lam thắng cảnh SƠ LƯỢC TIỂU SỬ, CÔNG TRẠNG ĐỨC ĐẠI VƯƠNG VÀ VÀI NÉT VỀ
DI TÍCH LỊCH SỬ- VĂN HÓA ĐỀN THỜ VÀ MỘ NGUYỄN ĐĂNG MINH
Đức đại vương là một vị thần tối uy linh của xã Vịnh Lại trước đây, được nhà vua phong tặng danh hiệu Đại vương, được nhân dân toàn xã và các vùng lân cận kính trọng và phụng sự. Ông tên là Nguyễn Đăng Dinh sinh năm Canh Thìn 1760 tại làng Vịnh Lại, tổng Hoa Duệ, huyện Kì Hoa, thuộc thừa tuyên Nghệ An (nay là xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Ông sinh trưởng trong một gia đình Nho giáo, cha là cụ đồ phó lấy bút nghiên theo chốn khoa trường, nhưng chưa cử nghiệp cụ đành về dạy học trò, đào tạo môn sinh, tu luyện sách đèn để chờ ngày tái thí. Nhưng chẳng may cụ bị bệnh mất sớm. Cậu bé Nguyễn Đăng Dinh đã phải mồ côi cha từ thủa thiếu thời. Mậu thân của cậu Dinh là một người có phẩm hạnh đạo đức, đã dày công nuôi dạy người con trai duy nhất của mình những mong nối nghiệp bút nghiên. Bà đã xin cho cậu được học trường thầy đồ Đầu xứ dạy, là một học sinh thông minh sáng dạ, học giỏi tiếp thu nhanh nên được thầy thương mến, tận tình dạy bảo; Để động viên người học trò ưu tú của mình, thầy đồ Đầu Xứ đã đổi tên cho cậu là “Nguyễn Đăng Minh” thay Nguyễn Đăng Dinh. Chính cái tên Nguyễn Đăng Minh là bước đường sự nghiệp trưởng thành của đường đi suốt cuộc đời với danh công sự nghiệp cho cùng hậu thế. Trước gia cảnh khó khăn, mồ côi cha, mẹ vất vả nuôi con, để khỏi phụ lòng mong mỏi của mẹ, cậu Minh rất chăm chỉ cần cù học tập, nuôi chí tiến thủ, quyết làm rạng rỡ gia phong. Trong bài luyện xưa có đoạn ghi: “… Vốn Người xưa con nhà Nguyễn tộc – Dịch thế thi thư Lúc thiếu thời kinh sử tòng sư Những ước để tranh khoa đạt giáp…” Đến tuổi thanh niên, cậu Nguyễn Đăng Minh đã vào Huế (có người bảo đi tầm sư học đạo) nhưng tình hình đất nước đang trong cơn binh cách, trước bối cảnh thù trong giặc ngoài, nổi đau thương của nhân dân, với lòng yêu nước thương dân, ông đã nhận rõ đâu là tà đâu là chính nghĩa nên quyết tâm tìm minh chủ để tham gia cứu nước. Trong bài luyện ghi: “… Nước vận hội gặp cơn binh cách Xếp bút nghiên theo việc binh đao Tập đủ nghề tam lược lục thao Quyết ra trận chiến trường cứu nước” Năm 1785 (Ất Tỵ) ông đã vào Nam Trung Bộ rồi gia nhập nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy. Khi đã tìm được chủ soái, Nguyễn Đăng Minh đã phát huy được tài năng và ý chí của mình. Trong nghĩa quân ông đã tham gia nhiều trận đánh xuất sắc. Khi Nguyễn Huệ đánh tan 2 vạn quân Xiêm và 300 chiến thuyền ở Rạch Gầm, đuổi bọn Nguyễn Ánh chạy trốn sang Xiêm. Quân Tây Sơn đã chuyển hướng Bắc phát quân hịch Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy, Nguyễn Hữu Chỉnh làm phó tướng đã lãnh đạo đội hùng binh đánh chiếm đèo Hải Vân, đến Phú Xuân. Cơ đội Nguyễn Đăng Minh được sung vào đội quân tiên phong do Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ huy. Trong trận chiến gay go ác liệt, quân Tây Sơn đã hạ thành Phú Xuân rất nhanh chóng trong đêm 20/05/Bính Ngọ (15/6/1786). Từ đèo Hải Vân đến Phú Xuân và Thuận Hóa chỉ giải quyết trong một ngày trước lực lượng 3 vạn quân Trịnh có cơ sở thành lũy kiên cố vũ khí đầy đủ. Ôn lại lịch sử chúng ta rất tự hào với chiến công anh dũng của quân Tây Sơn, trong đó có công sức của người con anh hùng của đất Vịnh Lại chúng ta, Khi Nguyễn Huệ tiến công ra Thăng Long tiêu diệt họ Trịnh với khẩu hiệu “Phù Lê diệt Trịnh”. Ông Nguyễn Đăng Minh với chức vụ cai đội phụ trách một cơ số quân lực được chủ tướng tin cậy đã phát huy tài năng xông pha chiến đấu lập được nhiều chiến công xuất sắc, góp phần cùng đại quân chỉ trong 10 ngày từ 11/7/1786 đến 21/7/1786. Đạo quân Nguyễn Huệ đã đánh tan Trịnh Khải, xóa bỏ ngôi chúa họ Trịnh và ổn định triều Lê Hiển Tông. Chiến công vẻ vang ấy của đức đại vương Nguyễn Đăng Minh đã được ghi trong vế câu đối ở đền thờ ngài trước thượng điện: “ Hộ trì giang sơn Lê triều thiên tái hạ…” Giúp nước giữ gìn triều Lê, mãi ngàn năm sau công tích vẫn còn ghi. Sau khi chiến dịch “Phù Lê diệt Trịnh” dành thắng lợi, Nguyễn Huệ về Phú Xuân, quân cơ Nguyễn Đăng Minh về đóng giữ Trung đô Nghệ An. Khi Chiêu Thống cùng đồng bọn bộ hạ Lê Duy Chỉ âm mưu cầu cứu nhà Mãn Thanh, rước giặc về dày xéo đất nước, vua Càn Long nhà Thanh đã sai Tôn Sỹ Nghị cùng các tướng lĩnh đem 20 vạn tinh binh và hàng chục vạn dân phu sang xâm lược nước ta. Vua Quang Trung được tin cấp báo đã huy động đội quân thần tốc lên đường đại phá quân Thanh, ra Nghệ An mộ quân và duyệt binh. Cơ đội của ông Nguyễn Đăng Minh dưới cờ chủ soái đã hộ quân tại Tam Điệp với 10 vạn quân tinh nhuệ và 300 thớt voi chia làm 5 cánh quân. Nguyễn Huệ đã chỉ huy tài tình trong 5 ngày từ 30 tháng Chạp năm Mậu Thân ( 25/1/1781) đến 5 /1 Kỉ Dậu (30/1/1781) đã đánh tan đội quân xâm lược Mãn Thanh, Tôn Sỹ Nghị và bọn tùy tùng phải chạy trốn về Tàu. Trong chiến công lẫy lừng ấy vinh dự chiến tướng Nguyễn Đăng Minh đã đóng góp một phần xứng đáng vào trang sử vẻ vang của dân tộc, rửa sạch nhục mất nước của hàng ngàn năm trước và kết thúc nạn xâm lược của phong kiến phương Bắc. Câu đối ở thượng điện phía ngoài đã viết: “Quốc thù tẩy trận thiên niên kỷ” “Kim quỹ chung tàng vạn thế công” Nghĩa là: “Thù nước đã rửa sạch nổi nhục hàng ngàn năm trước Công tích của các vị anh hùng sẽ được giữ gìn trân trọng như kho quỹ bằng vàng” Sau khi đuổi sạch Mãn Thanh đơn vị ông Nguyễn Đăng Minh lại về trấn giữ Trung đô Nghệ An, theo huyền sử thì năm 1791 (Tân Hợi) sau khi đi tiểu trừ bọn tàn quân nhà Lê cấu kết với quân Vạn Tượng quấy rối biên giới, ngài bị thương và trở về quê thì mất. Nhân dân tại 2 thôn Tăng Phú và Phúc Lộc đã mai táng ngài. Đến năm Quý Sửu (1793) đã lập đền thờ ngài “Tiền lăng hậu miếu”. Hằng năm đến ngày 13/10 Âm lịch, nhân dân toàn xã làm giỗ Người. Lăng miếu ngày càng linh thiêng có uy tín cứu dân phù thế, sống anh dũng chết linh thiêng “Sinh chi anh, tử chi linh”. Nhân dân trong xã và các vùng lân cận thường đến phúng viếng, tôn kính khói hương cầu nguyện tưởng nhớ đến vị anh hùng đã có công trong việc chống giặc ngoại xâm, triều đình nhà Nguyễn đã 3 lần truy tặng ngài 3 đạo sắc: Vua Tự Đức truy tặng “… Tặng phong tham đốc phúc thần…” Vua Thành Thái đã phong uếHu: “Dực bảo trung hưng tôn thần bảo quốc hộ dân gia tằng đoan túc phúc thần Đại Vương…” cấp bậc trung đẳng thần. Tước được phong tặng là: “Thuần mỹ hầu”. (Tước hầu là tước cao quý trong thang bậc tặng thưởng của triều đình xưa trong 5 bậc: Vương, hầu, bá, tử, nam”, trừ tước vương thuộc hoàng tộc, còn 4 tước thì tước hầu là cao nhất trong việc phong tặng quần thần). Với công đức bảo quốc hộ dân của ngài được thể hiện trong câu đối trước cửa điện: “Nhất trường oanh liệt sinh tiền tướng” “Vạn cổ anh linh tử hậu thần” Khi sống là một chiến tướng chiến đấu anh dũng trên chiến trường, sau khi chết muôn đời là một vị thần anh linh. Hàng năm để tưởng nhớ đến công đức của Đức Đại Vương vào kỳ Lục ngoạt (Rằm tháng 6 Âm lịch) nhân dân mở hội rước “Kỳ Phúc Lục Ngoạt” tất cả 10 thôn trong xã đều rước Thành Hoàng về đền xã (Đền Đức Đại Vương) hội Tế thần, trong ngày 14-15/6/Âm lịch các hội trò chơi được tổ chức rất náo nhiệt như thả diều, chèo bơi, hát ví, giao duyên… không khí lễ hội náo nhiệt được khắc sâu trong kí ức của người dân ngày xưa, nay địa phương đang từng bước khôi phục lại.